Bất động sản: Ngân hàng - chủ đầu tư cứu nhau


Bất động sản: Ngân hàng - chủ đầu tư cứu nhau

(Sàn bất động sản) - Việc ngân hàng bắt tay chủ đầu tư hỗ trợ lãi vay cho khách hàng là phương án kinh doanh hai bên cùng có lợi.

bat dong san ngan hang chu dau tu cuu nhau
Với ngân hàng việc thu nợ từ phía người dân còn dễ hơn nhiều khi thu của chủ đầu tư nhất là trong bối cảnh này.
 
Lo ngại lãi suất biến động
 
Vài tháng qua, các ngân hàng thương mại lớn đã đồng loạt ký kết hợp đồng tín dụng với các chủ đầu tư dự án. Theo đó, khách hàng mua nhà tại những dự án này sẽ được hỗ trợ tín dụng với mức rất hấp dẫn.
 
Tiên phong trong vấn đề này, là ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), cụ thể trong chương trình liên kết 4 nhà, BIDV dành gói tín dụng 4.000 tỉ đồng cho khách hàng vay mua nhà với lãi suất chỉ 12%/năm trong vòng 6 tháng đầu tiên. Cũng với mức lãi suất này, NH TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) vừa công bố sẽ dành 2.000 tỉ đồng để cho khách vay kinh doanh, mua, sửa chữa nhà.
 
Đáng chú ý, mới đây, NH TMCP Quốc tế (VIB) tung ra chương trình cho vay mua, xây, sửa nhà với lãi suất chỉ 9,9%/năm trong 3 tháng đầu tiên. Tổng hạn mức của gói tín dụng này là 1.000 tỉ đồng.
 
Không chỉ có ngân hàng, mà nhiều chủ đầu tư cũng mạnh tay hỗ trợ lãi suất cho khách hàng như chủ đầu tư dự án Nam Đô Complex (Trương Định). Theo đó, khách hàng mua nhà sẽ được chủ đầu tư tiếp tục giảm thêm 4% lãi suất. Tại dự án Golden Land (Nguyễn Trãi), chủ đầu tư cũng cam kết hỗ trợ lãi suất cho khách hàng .....
 
Tuy nhiên, theo phản ánh thì dường như khách hàng lại rất thờ ơ trước sự “thiện tình” của các ngân hàng và chủ đầu tư.
 
Chị Phạm Nguyệt Nga (nhà đầu tư) cho biết, các ngân hàng chưa thực sự “cởi mở” với khách hàng vay tiền mua nhà. Bởi trong hợp đồng mua nhà có cam kết vay vốn, các ngân hàng chỉ để thời gian vay vốn với mức lãi suất “rẻ” khoảng 3-6 tháng. Trong khi thời gian trả nợ có thể kéo dài 3-5 năm. “Lãi suất luôn luôn biến động, năm 2011 lãi suất đã từng tăng vọt từ mức 12-13% lên mức 25-26%/năm. Vì vậy, chẳng có điều gì đảm bảo rằng, hết thời hạn hỗ trợ, ngân hàng sẽ không điều chỉnh lãi suất tăng. Chính vì thế mà nhiều người vẫn khá thận trọng”chị Nga cho biết.
 
Ngân hàng, chủ đầu tư tự cứu nhau
 
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, việc ngân hàng và chủ đầu tư cùng bắt tay nhau để hỗ trợ khách hàng thực chất là hình thức hợp tác hai bên cùng có lợi.
 
Ông Phan Xuân Cần – Chủ tịch HĐQT công ty tư vấn bất động sản Sohovietnam cho biết, việc ngân hàng và chủ đầu tư cam kết hỗ trợ cho khách hàng lãi suất vay chỉ được ấn định khoảng 3-6 tháng đầu tiên. Đây là điều không hề chắc chắn với người mua. Ngoài ra, hầu hết những dự án được ngân hàng cam kết hỗ trợ lãi suất đều là những dự án mà các ngân hàng này “rót” vốn cho vay trước đó. Vì vậy, các ngân hàng sẽ tiếp tục cho khách hàng vay để mua nhà tại dự án. Làm như vậy, ngân hàng vừa cho vay được tiền, chủ đầu tư vừa bán được hàng.
 
“Trong bối cảnh khó khăn như hiện nay, xem ra việc thu nợ từ khách hàng có phần dễ hơn thu nợ từ chủ đầu tư. Bởi, người mua nhà tham gia chương trình hỗ trợ lãi suất, hàng tháng họ sẽ chi trả bằng quỹ tiền lương đều đều 5-7 triệu đồng/tháng. Điều này dễ dàng hơn nhiều khi mà cho chủ đầu tư vay nợ đến hàng trăm tỷ đồng" ông Cần cho biết.
 
Cũng theo ông Cần, trong trường hợp chủ đầu tư không bán được hàng thì cả ngân hàng và chủ đầu tư đều chết như nhau. Vì vậy, ngân hàng sẽ phải tài trợ vốn cho chính dự án mình cho vay và chủ đầu tư cũng giảm giá xuống hỗ trợ cho khách hàng.
 
Theo phân tích TS kinh tế Lê Đạt Chí, các ngân hàng chủ yếu đưa ra mức lãi suất rẻ ở giai đoạn đầu. Vì vậy, người đi vay cần thận trọng và phải lường trước những vấn đề có thể phát sinh, như nguy cơ tăng lãi suất, bởi đa phần thời gian vay thường trên 3 năm trong khi lãi suất thấp chỉ được áp dụng trong 3 - 6 tháng đầu. Chính vì vậy, người vay phải có thỏa thuận cụ thể về mức lãi suất sau này. Có thể là cộng thêm 3% so với lãi suất huy động để không xảy ra tình trạng lãi suất bị đẩy lên cao ngoài ý muốn như thực tế từng xảy ra. Ngoài ra, cũng cần phải tính đến việc bị phạt lãi suất nếu trả vốn trước hạn.
 
Theo Anh Đào
VnMedia

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Hà Nội tạm dừng triển khai 500 đồ án, dự án


(Bat dong san) - UBND TP Hà Nội vừa có báo cáo gửi HĐND TP kết quả rà soát các đồ án quy hoạch, dự án đầu tư theo quy hoạch chung xây dựng thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn 2050.
dự án hà nội
>> dự án geleximco
>> dự án đại thanh
>> dự án n07 dịch vọng
Theo đó, trong tổng số 744 đồ án quy hoạch, dự án đầu tư xây dựng phải rà soát theo quy hoạch chung xây dựng thủ đô, UBND TP đã báo cáo và được Thủ tướng cho phép tiếp tục triển khai đợt 1 244 đồ án quy hoạch, dự án đầu tư.
 
Như vậy, Hà Nội vẫn còn 500 đồ án quy hoạch, dự án đầu tư phải tạm dừng triển khai. UBND TP Hà Nội cho biết theo quy định của Luật quy hoạch, việc triển khai các đồ án, dự án này phải phù hợp với quy hoạch xây dựng chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch đô thị vệ tinh, quy hoạch thị trấn, thị tứ được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay các đồ án, dự án này chưa thể triển khai do quy hoạch phân khu, quy hoạch các đô thị vệ tinh hầu hết chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
 
Theo Xuân Long

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

“Thị trường bán lẻ sẽ sôi động trở lại”


“Thị trường bán lẻ sẽ sôi động trở lại”

(Sàn Bất Động Sản) -  Khi thị trường bán lẻ sôi động trở lại, quyết định trì hoãn hoặc tạm ngừng xây dựng tại một số TTTM có thể là một chiến lược sai lầm.
marc townsend
Ông Marc Townsend nói:
Phân khúc thị trường bán lẻ còn nhiều tiềm năng dù Việt Nam không còn nằm trong Top 30 thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới theo Chỉ số Phát triển bán lẻ toàn cầu (GRDI).
Kết quả khảo sát của CBRE trong vài tháng vừa qua cho thấy, người tiêu dùng đang thắt chặt chi tiêu với các mặt hàng như quần áo, trang sức, mỹ phẩm và điện máy. Điều này khiến một số hãng bán lẻ phải thu hẹp hoạt động. Trong khi 41 gian hàng quy mô vừa (diện tích 21 - 100 m2) đóng cửa, số lượng các gian hàng quy mô nhỏ (1 - 20 m2) và lớn (251 - 500 m2) lại tăng lên.
Việc Việt Nam không còn nằm trong Top 30 thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới theo chỉ số GRDI, một phần đã được phản ánh ở tình hình thu hẹp hoạt động kinh doanh của các nhà bán lẻ. Tuy nhiên, quy mô thị trường bán lẻ Việt Nam vẫn tương đối nhỏ so với các thị trường châu Á khác, kết hợp với dân số đông và nhu cầu cải thiện đời sống cao ngày càng tăng, thì triển vọng cho thị trường bán lẻ của Việt Nam vẫn rất lớn.
Chắc chắn những dự án mới hoặc sắp đi vào hoạt động thời gian qua như Hiway Supercenter, Melinh Plaza ở Hà Đông hay Indochina Plaza Hanoi tại Cầu Giấy sẽ chưa thể gây tiếng vang lớn để thúc đẩy nhu cầu mua sắm của người dân Hà Nội. Tuy nhiên, có thể chắc chắn rằng, những TTTM này sẽ tạo dựng được vị trí chiến lược để đón đầu một chu kỳ mới khi thị trường bán lẻ sôi động trở lại và khi đó, quyết định trì hoãn hoặc tạm ngừng xây dựng tại một số TTTM có thể là một chiến lược sai lầm.
Theo Đức Minh 
ĐTCK

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Bộ trưởng Bộ TN&MT trả lời về vấn đề nóng về quản lý và sử dụng đất


 (Bất Động Sản) - Tuần này, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang trả lời xung quanh những thắc mắc về quy hoạch, giao đất và cho thuê đất.

Những băn khoăn khúc mắc của người dân về thời hạn giao đất nông nghiệp sắp hết, hiện tượng đất dự án bị bỏ hoang về vai trò trách nhiệm của người làm quy hoạch được Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang giải đáp cho người dân.

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Qua tháng 6 thị trường bất động sản đi về đâu?


Qua tháng 6 thị trường bất động sản đi về đâu?

Trong buổi trả lời chất vấn trực tiếp của bộ trưởng bộ xây dựng Trịnh Đình Dũng bộ trưởng có trả lời “đáy” của thị trường Bất động sản đang được hình thành và “Đáy” của bộ trưởng dường như đang được xác thực bởi cú “đánh xuống” trần lãi suất huy động đến 2% của Ngân hàng nhà nước từ ngày 11/6/2012, và hiệu ứng tâm lí của thị trường bất động sản.
Diễn biến thị trường bất động sản : Parabol chữ L hay U?
v32 Qua tháng 6 thị trường bất động sản đi về đâu?
Trong buổi “đăng đàn” trực tuyến với người dân vào đầu tháng 6/2012, lần đầu tiên kể từ khi nhậm chức vào tháng 8/2011, bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng, đã có những phát biểu trục tiếp về vấn đề “đáy” của thị trường bất động sản ,là người có tiếng thận trọng trong phát ngôn và phát biểu,với phát biểu trên có thể thấy bộ trưởng nối riêng và bộ xây dưng nói chung có cái nhìn khá rõ về thị trường bất động sản.
Thái độ có thể nói là “dũng cảm” như trên, lồng trong bối cảnh toàn bộ thị trường đang hoàn toàn trầm lắng và phần lớn doanh nghiệp bất động sản rơi vào trạng thái hoạt động cầm chừng, là đáng lưu tâm đối với giới phân tích kinh tế và với cả giới đầu tư bất động sản – những người giữ tài sản và những người nắm tiền – đang đứng ngồi không yên với tình hình thị trường và cũng xen cả sốt ruột.
Lần đầu tiên, ông Dũng đã đặt mình vào vị trí một chuyên gia nhận định thị trường khi đề cập đến những khả năng biến động của bất động sản theo dạng parabol hay đáy chữ U. Đây cũng là một chủ đề đã từng được bàn tán sôi nổi trong các hội nghị bán về thị trường bất động sản của giới phân tích bất động sản, nhưng thực ra các hội nghị trên chỉ bàn về  thị trường chung chung không có những phát biểu mang tính nhận định thị trương rõ nét mang tính chat của những cuộc hội thảo, tọa đàm về thị trường này từ gần một năm qua nhiều hơn, còn  xu thế rõ ràng và tình hình thị trường sẽ diễn biến như thế nào thì không ai có thể đoán định được. Nói cách khác, tất cả những dự báo được nêu ra sớm nhất và sốt sắng nhất đều chỉ mang tính tham khảo và đa số là dự báo sai.
Còn vào lần này, liệu dự báo mới nhất của bộ trưởng ngành xây dựng có rơi vào tình thế trên như những chuyên gia khác? Và giới đầu tư cùng người tiêu dùng có thể rút ra được xu hướng gì của thị trường bất động sản?
Khoảng thời gian từ 3-5 năm lại thường ứng với một chu kỳ suy giảm và lập đáy của thị trường. và dường như các chuyên gia cảm nhận được thị trường bất động sản Hà Nội cần phải có thêm thời gian để điều chỉnh và giá cần phải về gần với nhu cầu của phần đông dân số  Trong khi đó, cơ hội lại xuất hiện nhiều hơn ở TP.HCM, với cái đáy chữ L quá rõ ràng và mặt bằng giá bất động sản đặc biệt là căn hộ chung cư tại đây  này chỉ bằng từ 1/2 đến 1/3 Hà Nội.
Có một cách nhìn, tuy không mới, nhưng lại được ông Trịnh Đình Dũng đề cập, điều mà trước đây dường như Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam – lại không mấy bàn tới. Đó là việc đáy của thị trường địa ốc Hà Nội có thể được xác lập từ quý 2/2011, còn tại TP.HCM thì từ tận năm 2009. Có lẽ, đây cũng là cơ sở quan trọng để ông Dũng không khẳng định là thị trường bất động sản Việt Nam, sau chu kỳ đổ dốc vào cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới kéo theo Việt Nam trong năm 2008 và cả giai đoạn nguyên năm sau đó như một hành trình “hậu khủng hoảng”, thị trường sẽ phục hồi theo dạng parabol. Nếu có chăng, chỉ là một thị trường mang tính cá biệt như Hà Nội đã có một chu kỳ phục hồi khá ấn tượng từ giữa năm 2009 đến đầu năm 2011.
Còn riêng với thị trường bất động sản phía Nam, mẫu hình parabol đã không thể thành hình, khi cạnh đáy chữ L của nó đã kéo dài quá lâu. Gần đây nhất, thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cũng đã xác nhận rằng cái cạnh đáy đó đã làm mòn mỏi các chủ doanh nghiệp bất động sản và nhà đầu tư thứ cấp đến 3 năm trời qua.
Trong thực tế, đã gần bốn năm rưỡi cho cạnh đáy ở TP.HCM nếu tính từ tháng 2/2008, khi các nhà đầu tư thứ cấp tại thành phố này choàng tỉnh qua một đêm và thấy mọi sự đều đảo lộn, Ngân hàng nhà nước thu về 20.000 tỷ đồng tín dụng dự trữ bắt buộc và thị trường lập tức đóng băng, rất nhiều hợp đồng mua bán trước đó đã trở nên vô hiệu…
Sắp qua  sáu tháng “chịu đựng”?

Trong một hội nghị ngành xây dựng vào tháng 12 năm ngoái, lần đầu tiên ông Trịnh Đình Dũng đã dành đến hai giờ đồng hồ để trả lời báo chí xung quanh một số vấn đề nóng bỏng của thị trường bất động sản. Sau khi nêu bật nhiều bất cập và khó khăn của thị trường này, cũng như lặp lại một cam kết của thủ tướng “Nhà nước không bỏ rơi thị trường nào cả”, ông kết luận: thị trường sẽ tiếp tục khó khăn ít nhất 6 tháng nữa (tức đến giữa năm 2012); cũng như “chúng ta” còn phải chịu đựng ít nhất 6 tháng nữa…
Sau nhận định hiếm hoi này, mọi chuyện đã trở nên ứng nghiệm với dự báo của ông. Bởi cho đến nay, điều mà tất cả mọi người đều quá biết là tình trạng được gọi là “chịu đựng” đã còn vượt hơn nhiều so với ngữ nghĩa của nó. Cho dù được xem xét “tái cơ cấu nợ”, mà về thực chất có liên quan đến những nội dung đảo nợ, hầu hết các doanh nghiệp bất động sản hiện nay (so với “một số” vào cuối năm 2011) đang thực lâm vào tình thế không lối thoát, với lượng hàng tồn kho ít nhất 100.000 tỷ đồng không tiêu thụ được, đặc biệt phân khúc căn hộ cao cấp là vô phương mua bán.
Vào tháng 9/2011, thứ trưởng Nguyễn Trần Nam đã vui mừng thông báo với báo giới là Thủ tướng đã đồng ý đưa bất động sản vào khu vực sản xuất, thay cho quan niệm phi sản xuất trước đó. Vào nửa cuối năm 2011, giới chuyên gia đã khá sôi động trong việc tranh luận với nhau về bất động sản thuộc về phạm trù phi sản xuất hay sản xuất, với phần thắng cuối cùng đã thuộc về… thủ tướng, sau nhiều cuộc hội thảo triền miên,
Với tình hình kinh tế hiện tại sau khoảng thời gian chầm lắng của thị trường bất động sản và những hệ lụy kéo theo từ thị trường bất động sản tới nền kinh tế, bất động sản không những không còn là phi sản xuất, mà bất động sản còn được đưa vào danh mục cần được ưu đãi, tức không hẳn 100% phân khúc bất động sản thuộc về lĩnh vực không khuyến khích. Đó cũng là sự khác biệt giữa nhận định của bộ trưởng Bộ Xây dựng trong nửa năm qua mà những người ưa thích đầu tư bất động sản cần nghiền ngẫm sâu hơn.
Trong khi các doanh nghiệp bất động sản lại rơi vào vòng xoáy lãi mẹ đẻ lãi con trong vô số khoản nợ ngắn hạn và trung hạn tại các ngân hàng chủ nợ…, mà đã khiến cho ngay cả những cái tên bất động sản lớn như Quốc Cường Gia Lai, Phát Đạt, Sông Đà, kể cả Hoàng Anh Gia Lai cũng đang phải hạ cánh “cứng” trước nguy cơ khó hoàn trả những khoản nợ ngắn hạn được tất toán vào cuối tháng 6/2012 và cuối năm 2012 này.
Có lẽ cũng vì tình thế quẫn bách của doanh nghiệp bất động sản, bộ trưởng Trịnh Đình Dũng đã trở nên kiệm lời trong suốt gần nửa năm qua. Tuy thế, không phải bầu không khí lắng đọng nào cũng mang màu sắc bi quan. Lần xuất hiện mới nhất của vị bộ trưởng này, tuy chỉ là mấy lời “bâng quơ”, nhưng lại mang những nội dung rõ hơn nhiều so với thời điểm cuối năm 2012, điểm xuyết cho một hy vọng mong manh.

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS